fbpx

“Nhiều người bảo rằng, bất động sản là ngành mang lại mức thu nhập khủng và không giới hạn. Nhưng đâu phải ai cũng thấy được mặt trái những khó khăn và áp lực của ngành nghề này”.

Đâu phải ngẫu nhiên mà bất động sản có tỉ lệ “đào thải” nhân viên rất lớn, luôn là top đầu trong hệ thống các ngành nghề tại Việt Nam. Vì đa số các bạn trẻ hiện nay dễ bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về công việc có mức thu nhập khủng, khoác lên người những bộ đồ sang trọng, gặp được khách hàng trong giới siêu giàu… mang về những hợp đồng khủng.

Nhưng đâu phải bạn trẻ nào cũng đủ tính kiên nhẫn, đủ dũng khí, dám đương đầu với thử thách, thấy khó mà không thấy nản… Sau hơn 3 năm kinh nghiệm thì bản thân tôi nhận thấy phần lớn nhân viên mới được nhận vào đều là những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa từng va vấp hoặc chưa từng tiếp xúc với môi trường bất động sản. Điều đó khiến cho những nhân viên này gặp nhiều khó khăn và dễ bị “đào thải” trong những ngày đầu tiên.

Tiếp theo là trong khoảng thời gian qua tháng thứ hai của thử việc, đây là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn, lúc này các bạn phải làm nhiều việc hơn, chịu nhiều áp lực hơn khi phải kết hợp giữa việc học kiến thức mới, tìm kiếm khách hàng, gặp gỡ tư vấn và chốt khách…

Và khoảng thời gian cuối là khoảng thời gian từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, thời điểm mà các bạn đã cảm thấy quá tuyệt vọng khi bao nhiêu thời gian công sức mà bạn bỏ ra chưa mang lại bất kì một hợp đồng nào, cộng thêm vào đó là chi phí ăn ở làm việc đắt đỏ mà mức lương lại quá thấp. 

Những điều đó làm cho các bạn đổ gục và quyết định chấm dứt “mối lương duyên” với nghề môi giới bất động sản.

Trên đây là bài chia sẻ của 1 bạn môi giới bất động sản với chúng tôi.

Và theo chúng tôi thì bất kỳ ngành nghề nào cũng có những áp lực riêng, điều quan trọng là mỗi cá nhân có biết cách tự trang bị kiến thức và hành trang để vượt qua được ngưỡng cửa áp lực này hay không thì tùy thuộc vào bản thân của người.

Ban biên tập Thanh Phát